Quá trình hình thành vùng đất Nam bộ từ TK I đến TK XVIII
Câu
3: Quá trình hình thành vùng đất Nam bộ
từ TK I đến TK XVIII
MB:
Khoa học lịch sử là một môn khoa học giáo dục
chủ nghĩa yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí phấn đấu, rèn luyện nhân cách
cho mọi công dân…Bác Hồ đã dạy “ dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích
nước nhà Việt Nam” Vì vậy người Việt Nam phải hiểu rõ lịch sử đất nước, con
người và những vốn rất quí của mình.
Ngay từ đầu công nguyên, vùng đất Nam Bộ Việt Nam ngày
nay đã được các nhà hàng hải và thương nhân quốc tế biết đến như là một trung
tâm thương mại lớn nhất của Đông Nam Á cổ đại. Trong các thế kỷ I- VII, vương
quốc cổ Phù Nam - mà lãnh thổ của nó trên đại thể tương ứng với Nam Bộ ngày nay
- đã khẳng định sức hút mạnh mẽ với thế giới nhờ vị trí địa lý mang tính
chiến lược trên con đường mậu dịch biển nối liền phương Tây với phương Đông.
Nam bộ Việt Nam , thuộc hạ lưu sông Cửu Long, sông Vàm Cỏ và sông Đồng Nai,
tiếp giáp biển Đông. Hiện nay có 19 tỉnh, thành. Trong đó:
+ Miền Đông Nam Bộ có 6
tỉnh, thành: - Bình Phước, - Bình
Dương,- Tây Ninh, - Bà ịa- Vũng Tàu,- TP. Hồ Chí Minh, - Đồng Nai;
+ Miền Tây Nam Bộ có 13
tỉnh, thành:- Long An,- Tiền Giang, - Bến Tre,- Đồng Tháp, - An Giang,- Vĩnh
Long, - Trà Vinh, - TP Cần Thơ, -
Hậu Giang, - Sóc Trăng, - Bạc
Liêu,- Cà mau,- Kiên Giang.
+ Và hàng trăm đảo lớn
nhỏ; trong đó có 2 đảo lớn: Phú Quốc và Côn Đảo
+ Có đường
biên giới giáp với Campuchia gần 880 cây số; vùng lãnh hải rộng hàng triệu cây
số vuông
- giáp với các nước
Philippin, Malaysia, Thái Lan, Campuchia. Dân
số vùng Nam Bộ hiện nay trên 30 triệu người, trong đó :
- Người Khmer khoảng 1.3
triệu người,
- Người Hoa trên 600 ngàn
người,
- Người Chăm trên 14
ngànngười;
- Người Việt trên 28 triệu
người,
- Một số dân tộc khác
nhưng số lượng ít.
- Vùng dất
Nam Bộ có diện tích trên 63.277km2
*
Sự hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ
- Giai đoạn I: Từ thế kỷ
thứ I đến thế kỷ thứVII - Vùng đất Nam Bộ dưới thời Vương quốc Phù Nam
- Phù Nam không thể tách
rời vấn đề Óc Eo
- Phù Nam phát triển thành một đế chế rộng lớn
bao gồm toàn phần phía Nam bán đảo Đông Dương(Nam Bộ Miền Nam hiện nay, nước
CPC, một phần Nam Lào, một phần Thái lan và bán đảo Malaca, nhưng trung tâm vẫn
là vùng đất Nam Bộ.
- Giai đoạn II: Vùng đất
Nam Bộ (từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XVI).
+ Nước Phù Nam khác với nước Chân Lạp. Chân Lạp đánh chiếm
Phù Nam vào thời gian sau
năm 627 ( vì năm 627 Phù Nam
cò triều cống Nhà Đường lần cuối cùng).
+ Nước Phù Nam là quốc gia
ven biển có truyền thống hàng hải và thương nghiệp phát triển.
+ Nước Chân Lạp là quốc gia
xuất hiện vùng trung lưu sông Mê Kông, khu vực gần biển Hồ, lấy nông nghiệp làm
nghề sống chính.
Vùng đất Nam Bộ ngày nay
do Chân Lạp chiếm từ đế chế Phù Nam đươc gọi là Thuỷ Chân Lạp; còn phần đất gốc
của của Chân Lạp gọi là Lục Chân Lạp.
+ Cuối thế kỷ thứ VIII
vương quốc Chân lạp bị quân đội Srivijaya của người Java chiếm. Cả vương quốc
Chân lâp gần như lệ thuộc vào Srivijava.. Cục diện nầy đến năm 802 mới kết
thúc.
+ Thế kỷ IX đến XI, Chân
Lạp trở thành quốc gia cường thịnh.
+ Đến thế kỷ XIV Chân lạp
phải đối phó với vương triều Thái lan từ phía tây, có thời gian gần một thế kỷ
phải đối phó với những cuộc tiến công từ phía người Thái, có lúc kinh thành
Angkor đã bị quân đội Ayuthaya chiếm đóng. Thực chất vùng đất Nam Bộ thời kỳ
này chưa có sự quản lý về mặt hành chánh.
- Giai đoạn III: Vùng
đất Nam Bộ trở thành một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam (từ
thế ky XVI cho đến nay).
1- Công cuộc khai phá của
người Việt trên vùng đất Nam Bộ ( từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII).
Từ thế kỷ thứ XVI, do sự
can thiệp của quân Xiêm, triều đình Chân Lạp bị chia rẽ sâu sắc và dần bước vào
thời kỳ suy vong, hầu như không còn có điều kiện quan tâm đến vùng đất còn ngập
nước ở phí đông và hầu như không đủ sức quản lý vùng đất nầy. Trong bối cảnh đo
nhiều cư dân Việt từ đất Thuận Quảng đã vào vùng Mo Xoài, Đồng Nai( miền Đông
Nam Bộ) khai khẩ đất hoang lập làng sinh sống.
Năm 1620 vua Chân Lạp Chey
Chetta đã cưới công chúa Ngọc Vạn con gái của nguyễn phúc Nguyên làm vợ. Đối
với Chân Lạp việc kết thâm giao với chúa Nguyễn là để dựa vào lực lượng quân sự
của người Việt lúc nầy đang rất mạnh để làm giảm sức ép từ phía Xiêm. Với chúa
Nguyễn quan hệ hữu hảo nầy tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt khai khẩn đất
hoang và làm ăn sinh sống trên đất “Thủy Chân lạp” và tăng cường ảnh hưởng của
họ Nguyễn đến triều đình Oudong ( U- Đông là nợi vua Chey Chatte II xây dựng
cung điện.
-Năm 1628 sau khi vua Chey
Chetta chết, nội bộ cầm quyền Chân Lạp bị chia rẽ sâu sắc.Nhiều cuộc chiến
tranh giữa các phe phái đã diễn ra với sự trợ giúp quân sự một bên là quân
Xiêm, một bên là quân Nguyễn. Những cuộc chiến ấy chẳng những không ảnh hưởng
tới người Việt tiến hành khai phá những vùng đất hoang hoá…ở đồng bằng sông Cữu
Long, mà trái lại còn tạo điều kiện cho chúa Nguyễn thiết lập quyền kiểm soát
chính thức của mình trên vùng đất cư dân Việt đã lập nghiệp.
Mặt khác, cùng thời kỳ nầy
một bộ phận quan lại nhà Minh( Trung Quốc) không thuần phục nhà Thanh đã vượt
biển đi về phía Nam, đã góp phần đẩy nhanh quá trình xác lập chủ quyền của chúa
Nguyễn trên vùng đất Nam Bộ.
- Năm 1679 chúa Nguyễn
Phúc Tần đã tạo điều kiện để nhóm Dương Ngạn Địch cùng nha môn, quân sĩ vùng
Quảng Tây (TQ) tổ chức khai phá và phát triển kinh tế vùng hạ lưu vùng lưu vực
sông Tiền Giang (Mỹ Tho ), cho nhóm Trần Thương Xuyên và những đồng hương Quảng
Đông(TQ) của ông chiêu dân tiếp tục mở mang vùng Biên Hoà- Đồng Nai.
Gần 20 năm, một vùng đất
trải dài từ Bà Rịa đến sông Tiền Giang, vốn đã được cư dân Việt đến sinh cơ lập
nghiệp từ trước, nhanh chóng trở thành những trung tâm kinh tế quan trọng với
nhiều làng mạc trù phú, phố phường sầm uất, hải cảng nhộn nhịp, có thuyền buồm
Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Dương, Java tới buôn bán. Trên cơ sở những tụ điểm
dân cư đông đúc ấy đã hình thành những trung tâm kinh tế phát triển.
- Năm 1698, chúa Nguyễn đã
cư thống suất Nguyễn Hữu cảnh vào kinh lý vùng đất nầy và cho lập ra một đơn vị
hành chánh gọi là phủ Gia Định.
- Năm 1708, Mạc Cửu ở Hà
Tiên xin qui phục chúa Nguyễn. Trước đó (1680), Mạc Cửu quan hệ thuần phục với
vua Chân Lạp, nhưng sau nầy thế lực Chân lạp suy giảm, không đủ sức bảo vệ cho
cư dân vùng đất nầy khỏi sự cướp bóc của người Xiêm nên Mạc Cửu đã tìm đến chúa
Nguyễn xin thần phục và được chúa Nguyễn phong chức giao quyền quản lý vùng đất
này.
Năm 1757 khi đất Tầm Long
Phong được vua Chân Lạp là Nặc Tôn dâng cho chúa Nguyễn để gọi là đền ơn cứu
giúp trong lúc hoạn nạn và giành lại ngôi vua.
Qúa trình xác lập chủ quyền lãnh thổ của người
Việt trên đất Nam Bộ đến năm 1757 cơ bản đã hoàn thành.
Nghiên cứu, học tập đề có nhận thức đúng vế “cội nguồn và lịch sử phát triển vùng đất Nam Bộ”.
Toàn Đảng. Toàn quân, toàn dân Việt Nam phải tăng cường cảnh giác, đập tan mọi âm mưu thủ đoạn và hành động xuyên tạc,chia rẽ phá hoại của các thế lực thù địch phản động nhằm gây mất ổn định đất nước Việt Nam.
+ Thực hiện tốt chính sách “bình đẳng, đoàn kết dân tộc”
x
Nghiên cứu, học tập đề có nhận thức đúng vế “cội nguồn và lịch sử phát triển vùng đất Nam Bộ”.
Toàn Đảng. Toàn quân, toàn dân Việt Nam phải tăng cường cảnh giác, đập tan mọi âm mưu thủ đoạn và hành động xuyên tạc,chia rẽ phá hoại của các thế lực thù địch phản động nhằm gây mất ổn định đất nước Việt Nam.
+ Thực hiện tốt chính sách “bình đẳng, đoàn kết dân tộc”
x
* Nhiệm vụ của bản thân: Qua học tập và nghiên cứu
lịch sử vùng đất Nam Bộ, bản thân tôi ra sức
bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt nam, ra sức và giữ gìn phát huy truyền
thống đoàn kết, khái thác tiềm năng vùng đất Nam Bộ làm giàu Tổ quốc.
Các cấp ủy, chính quyền,
mặt trận và các đoàn thể các cấp cần nhận thức đúng vế cội nguồn và lịch sử
phát triển vùng đất Nam Bộ.
+ Luôn luôn cảnh giác, đề
phòng thủ đoạn lâu dài của các thế lực thù địch..
+Thường xuyên chăm lo đời
sống vật chất tinh thần cho đồng bào. Bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
+ Tập hợp quần chúng vào
trong tổ chức chính trị xã hội…
+ Tuyên truyền cho mọi
người về lịch sử của Việt Nam chống lại những thế lực xuyên tạc của các thế
lực.
+ Nên dạy Lịch sử cho HS
tiểu học ngay từ khi các em đi học để giáo dục tư tưởng của các em, giáo dục
tinh thần dân tộc.
KL:
Lịch sử đã chứng minh, nhân dân Nam
Bộ đã đoàn kết, chung lưng đấu cật đưới sự lãnh đạo của Đảng, làm nên Cách mạng
tháng 8/1945 thành công, tiến hành kháng chiếnn chống Pháp 9 năm ( 1945 – 1954)
và 21 năm đánh Mỹ (1954 – 1975) thắng lợi, trên 31 năm ( 1975 – 2006) hoà bình
xây dựng đất nước đạt nhiều thành tựu quan trọng. Nhất định trong thời gian sắp
tới đồng bào Nam Bộ sẽ phát huy truyền thống, thành tích đã đạt được, làm thất
bại âm mưu, thủ đoạn kẻ thù, giành thắng lợi to lớn hơn. Cùng cả nước, vì cả
nước xây dựng một nước VN hoà bình, độc lập, thống nhất và phồn vinh.
Không có nhận xét nào