Làm rõ nét tương đồng trong hoạt động tôn giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Nghĩa và Phật giáo HH? Nét tương đồng ấy có sự vận dụng như thế nào để XD khối đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc hiện nay?


Câu 6:  Làm rõ nét tương đồng trong hoạt động tôn giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Nghĩa và Phật giáo HH? Nét tương đồng ấy có sự vận dụng như thế nào để XD khối đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc hiện nay?
-Mở bài:
An Giang là một Tỉnh đa tôn giáo, số lượng người theo tôn giáo khá đông . Tín đồ các tôn giáo tuyệt đại đa số là nhân dân lao động nên có tinh thần yêu nước, có ý thức gắn bó cùng dân tộc, dễ gần và đi theo cách mạng, nhiều chức sắc đã tích cực cùng khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần đấu tranh giành độc lập tự do của dân tộc, cũng như trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN. An Giang  có một số tôn giáo nội sinh và có những nét tương đồng như: 
Khái niệm:
tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau.
-Thân bài:
   *Khái quát về sự ra đời của 3 tôn giáo :
  Tứ Ân Hiếu Nghĩa :
  + Ra đời năm 1867 tại Ba Chúc Tri Tôn An Giang, do Ông Ngô Lợi sáng lập.
   + Bộ Kinh Tứ Ân Hiếu Nghĩa gồm 24 quyển pha trộn Phật giáo, Đạo giáo, Mật Tông giáo tập trung nhấn mạnh vai trò của Đấng Bồ Tát cứu khổ cứu nạn, mang yên lành đến cho mọi người.
  + Tư tưởng tôn giáo này nhấn mạnh bốn ơn lớn là : quê hương đất nước, đồng bào nhơn loại, cha mẹ, Phật – Pháp – Tăng.
   +Cơ sở thờ tự chủ yếu là Chùa nơi diễn ra các lễ cầu phúc, cầu may, trị bệnh.
   + Hiện nay đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có 34821 tín đồ.

 Bửu Sơn Kỳ Hương :
     + Là môt tôn giáo bản địa của An Giang xuất hiện năm 1849 tại Tây An Cổ Tự Chợ Mới. Người sáng lập là Ông Đoàn Minh Huyên về sau được tôn xưng là Đức Phật Thầy Tây An.
   + Tên Bửu Sơn Kỳ Hương có nghĩa là trên núi có hương lạ báo tin Thánh triết xuất hiện, tạo lập kỷ nguyên mới an lạc.
    + Bửu Sơn hiện có 8325 tín đồ. Cơ sở thờ tượng chính là Thới Sơn Tự (Tịnh Biên), Tây An Tự (Núi Sam). Bửu Sơn Kỳ Hương có nhiều tín đồ nổi tiếng như : Quản Cơ Thành, Tăng Chủ, Đình Tây, Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực.
 - Phật giáo Hòa Hảo :
  + Về sự ra đời là sự kết hợp của 3 yếu tố sau: Hoàn cảnh chính trị xã hội khủng hoảng, vai trò của Huỳnh Phú Sổ, tậm lý “ đói cơm khát đạo” của quần chúng nhân dân.
   + Nội dung giáo lý: kết hợp Nho, Lão, Phật có kế thừa một số yếu tố truyền thống dân tộc : hương thiện, thương người, đoàn kết…
  + Phật giáo Hòa Hảo hiện có 936974 tín đồ, cơ sở thờ tự chính là An Hòa Tự.
*Những nét tương đồng trong hoạt động tôn giáo của : Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật Giáo Hòa Hảo.
 - 3 tôn giáo được sáng lập trên vùng đất An Giang trong thời kỳ loạn lạc. Có chung mục đích là yêu nước.
- 3 tôn giáo đều xuất phát từ Phật giáo, dựa trên nền tảng Phật giáo.
- Các giáo lý của 3 tôn giáo này đơn giản, dễ hiểu. Tín đồ thì tu tại gia, không xuống tóc….
- 3 tôn giáo không có tổ chức giáo luật chặt chẽ.
- Các ngôi chùa của  3 tôn giáo đều được công nhận là di tích lịch sử của Tỉnh An Giang
 - 3 tôn giáo điều nội sinh, điều hướng thiện (khuyên người ta làm lành, hướng thiện
 _ Điều tu tại gia
Sự vận dụng nét tương đồng đó để xây dựng khối đại đòan kết dân tộc, tôn giáo hiện nay:
- Phát huy các bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với tôn giáo đã được tích lũy trong thời gian qua, trong đó có bài học về việc nắm vững quan điểm  của CNMLN, tư tưởng HCM về tôn giáo; xem trọng vai trò của giới chứa sắc tôn giáo
- Thực hiện có hiệu quả đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KT-XH, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trong đó có đồng bào các tôn giáo.
- Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng đời sống mới, củng cố khối đại đoàn kết tôn giáo, đoàn kết toàn dân tộc
Cần chú trọng và tích cực vận động đồng bào có đạo hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phong trào “ TDĐKXDĐSVH ở khu dân cư”, khôi phục và duy trì các nét đẹp truyền thống văn hóa  của đồng bào các dân tộc; đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm; xóa đói, giảm nghèo và sống “Tốt đời đẹp đạo”. Trong công tác vận động, ngoài việc vận động quần chúng tín đồ, cần tập trung vào đối tượng chức sắc, chức việc vì đứng sau họ là quần chúng tín đồ, họ nói gì quần chúng cũng nghe theo. Do đó thông qua họ các chủ trương chính sach của Đảng đến với quần chúng tín đồ.
- Pháy huy tinh thần yêu nước của đồng bào các tôn giáo, làm thất bại âm mưu và thủ đạon chống phá của các thế lực thù địch.
Trong thời gian qua các thế lực thù địch đã lợi dụng tôn giáo để tập trung chống phá ta: chúng tìm mọi cách xúi giục, kích động số phản động người Việt trong các tôn giáo ở ngoài nước tổ chức các hoạt động chống phá ta; hỗ trợ, kích động và chỉ đạo số cựa đoan tôn giáo trong nước hoạt động chống phá; lợi dụng việc khiếu kiện về đất đai, cơ sở vật chất có nguồn gốc tôn giáo và nhửng sơ hở trong việc giải quyết vấn đề về tôn giáo để chống đảng và nhà nước ta; lợi dụng vấn đề tôn giáo gây ra bạo lọan chính trị và các điểm nóng tôn giáo...như vụ của Linh mục Nguyễn Đình Thục ở Hà Tỉnh,
- Hướng dẫn các tôn giáo thực hiện đúng đắn đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước
- Kiện toàn các cơ quan nhà nước về hoạt động tôn giáo; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước đối với tôn giáo
Chính quyền cần có ý thức đầu tư thỏa đáng cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của tôn giáo, phát huy nguồn lực tôn giáo ở địa phương mình, kể cả nguồn lực vật chất cũng như nguồn lực tinh thần. Mặt trận tổ quốc cần phát huy vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của nhân dân nói chung và của tôn giáo nói riêng. Phát huy tốt vai trò gíam sát phản biện XH trong việc thực thi chính sách, PL về tôn giáo và công tác tôn giáo.
- Tăng cường công tác tổ chức cán bộ làm công tác tôn giáo tại cơ sở. Đội ngũ CB làm công tác tôn giáo là đội ngũ có ý nghĩa quyết định đến sự thành – bại của công tác tôn giáo. Trong thời gian gần đây công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ này ở cơ sở chưa được chú trọng đúng mức. Đội ngũ này thiếu về số lượng, yếu về chất lượng và chưa  có chính sách để động viên, khuyến khích họ đảm nhận 1 công việc hết sức khó khăn, phức tạp và nhạy cảm này. Do vậy cần khảo sát đánh giá lại đội ngũ cán bộ làm công tác này, tăng cường đào tạo kiến thức về tôn giáo có kế hoạch mở các lớp học tôn giáo ngắn hạn 1 cách thường xuyên và định kỳ để đáp ứng nhu cầu hiểu biết về tôn giáo, chính sách, pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng hiện nay.

- Kết bài:
Tóm lại, dù là tôn giáo nào Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa hay PGHH... tất cả đều mang giáo lý của Phật Giáo là mang yên lành, sự bình yên đến cho mọi người, đều hướng con người làm thiện bỏ ác, yêu thương con người, yêu thương nhân loại, yêu thương đồng bào, dạy cho con người ta biết thờ cúng tổ tiên ông bà, kính trọng ông bà, cha mẹ, đoàn kết và giúp đở người hoạn nạn...Chính vì vậy mà là tín đồ của tôn giáo nào đi nữa thì mỗi chúng ta phải biết tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhau, không phân biệt đối xử, kỳ thị nhau. Có làm được như vậy thì chùng ta mới có thể chống lại cái xấu, cái không tốt ./.


Không có nhận xét nào

Hình ảnh chủ đề của simonox. Được tạo bởi Blogger.