Những thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển KT – XH của tỉnh hiện nay và đề xuất biện pháp khắc phục?

Câu 1: Những thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển KT – XH của tỉnh hiện nay và đề xuất biện pháp khắc phục?
An Giang là tỉnh nông nghiệp và có thế mạnh về thương mại, trong đó nông nghiệp và du lịch được xem là mũi nhọn. Phát triển kinh tế - xã hội của AG được đặt trong sự tương tác với các nước, vùng miền và nhất là khu vực ĐBSCL. Do vậy, việc phối hợp và liên kết với các địa phương trong vùng trên tất cả các lĩnh vực trọng yếu nhằm tạo thế liên hoàn và chủ động hội nhập quốc tế là một nhu cầu tất yếu để phát triển bền vững.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, trong nước kinh tế lấy lại đà tăng trưởng, nhưng còn nhiều khó khăn, thách thức: kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ CB, ĐV và tệ quan liêu, tham nhũng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đáng lo ngại.
Tình hình thế giới, trong nước nêu trên tạo ra thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, cụ thể:
* Thuận lợi:
- An Giang là 1 trong 4 tỉnh có tiềm năng về kinh tế, được xác định là vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng Sông Cửu Long, Chính phủ đã có quy hoạch và từng bước có cơ chế, chính sách thúc đẩy cho vùng kinh tế trọng điểm. Đây là tiền đề thuận lợi để tỉnh khai thác và phát huy nội lực của mình.
- Các 9 sách ASXH tiếp tục được quan tâm thực hiện.
- Là tỉnh đầu nguồn của đồng bằng Sông Cửu Long, có tài nguyên nước và đất đai phong phú, phì nhiêu cùng với khả năng tiếp cận và ứng dụng khoa học - công nghệ của nông dân rất nhạy bén được đánh giá cao so với các tỉnh trong vùng, An Giang từ lâu có thế mạnh về nông nghiệp với 02 sản phẩm mang tầm chiến lược quốc gia là lúa và cá tra, cùng sản phẩm khác như rau màu, cây dược liệu…là lợi thế để An Giang phấn đấu trở thành trung tâm nông nghiệp của vùng đồng bằng Sông Cửu Long và cả nước.
- Công tác thủy lợi được chú trọng như thục hiện nạo vét kênh, gia cố đê và duy tu, sửa chữa cống đập.
- Nhờ chuyển đổi sx theo hướng bền vững bằng hình thức liên kết và tiêu thụ sản phẩm góp phần nâng cao chuỗi giá trị nên lọi nhuận người nuôi trồng thủy hải sản được đảm bảo, tổng diện tích nuôi thủy sản tăng, diện tích sản xuất hải sản của tỉnh được phục hồi cho dù thị trường nhiều biến động.
- Vtrí địa lý thuận lợi, tiếp giáp với Campuchia có 02 cửa khẩu quốc tế, 02 cửa khẩu quôc gia đường bộ và đường thủy, là cửa ngỏ, là cửa ngõ trung tâm của trục Đông - Tây giao thương giữa đồng bằng Sông Cửu Long và ASEAN cùng với truyền thống phát triển thương mại dịch vụ, rất thuận lợi cho phát triển thương mại, dịch vụ và kinh tế biên mậu.
- Kinh tế vĩ mô dần ổn định và đạt mức tăng trưởng tương đối khá;
- Lạm phát được kiểm soát cơ bản tốt;
- Có nhiều di tích văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh (Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, Đền thờ Bác Tôn, khu văn hóa Óc Eo) và truyền thống thể thao thành tích cao, cùng với cảnh quan đa dạng, phong phú so các tỉnh trong khu vực, là tiền đề trở thành một trong những trung tâm văn hóa, thể thao và du lịch trong vùng.
- Có nguồn nhân lực dồi dào, phong phú và từ lâu nổi tiếng là năng động, sáng tạo, thường đi đầu trong đổi mới, và phát triển. Dự kiến các công trình của Trung ương, đầu tư trên địa bàn sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: cầu Cao Lãnh, cầu Bình Di, đường tỉnh 957, Cảng Mỹ Thới; một số dự án lớn mà nhà đầu tư đã và đang triển khai trên địa bàn tỉnh An Giang (cầu Châu Giang, cầu Tân An, cầu Mỹ Luông, nhà máy may mặc, giầy tại Bình Hòa, nhà máy chế biến rau quả Bình Long…); cơ sở hạ tầng nông thôn từng bước được xây dựng và hoàn thiện theo chuẩn nông thôn mới.
- Về chăn nuôi, nhờ thay đổi hình thức sx nhỏ lẻ sang quy mô tập trung, áp dụng các tiến bộ KHKT làm tăng năng suất góp phần hạ giá thành, lợi nhuận được đảm bảo, quy mô gia cầm của tỉnh tiếp tục phát triển.
- Về nông nghiệp áp dụng tiến bộ KHKT vào sx lúa theo “Chương trình 3 giảm 3 tăng và 1 phải 5 giảm” dẫn đến diện tích lúa tăng; diện tích sx thewo mô hình”cánh đồng lớn” được nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng liên kết sx; cơ cấu giống được chú trọng theo hướng nâng cao chất lượng.
- Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng hằng năm.
* Khó khăn
- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã tác động làm năng suất các loại cây trồng giảm, các đối tượng gây hại ảnh hưởng đến năng suất tăng.
- Nông nghiệp là thế mạnh, tuy có phát triển nhưng còn nhiều hạn chế;  phát triển thiếu ổn định, nhất là thị trường vẫn còn sản xuất nhỏ và phân tán, đất đai manh múng, chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp, chưa đảm bảo lợi nhuận cho nông dân;
- Các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị còn ở giai đoạn thí điểm, ô nhiễm môi trường trong sx nông nghiệp còn nhiều thách thức.
- Chính sách nông nghiệp chưa đủ mạnh để thu hút đầu tư.
- Các ngành nghề dịch vụ (du lịch, kinh tế biên giới) thiếu quan tâm đầu tư đúng mức nên phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế; - Phát triển du lịch tại các khu - điểm du lịch trên địa bàn tỉnh còn chậm và chưa kịp thời; vẫn còn tình trạng cạnh tranh manh mún, nhỏ lẻ. Chất lượng phục vụ du lịch chưa đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Kết cấu hạ tầng KTXH thiếu đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông chưa được đầu tư đúng mức. Hiệu quả đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp còn thấp, có khu đã hoàn thành nhưng tỷ lệ lấp đầy các nhà đầu tư còn ít.
- Thương mại, dịch vụ phát triển mạnh nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa những diễn biến bất lợi trước những biến động của giá cả thị trường, I là đối với các s.phẩm chủ lực là gạo và cá.
- Công nghiệp phát triển chậm (chỉ chiếm trên 12%) làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng KT và chuyển dịch cơ cấu KT
- Thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục và đào tạo còn nhiều bất cập, trường chuẩn quốc gia đạt thấp. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng nguy cơ tái nghèo vẫn còn cao. Đời sống một bộ phận người lao động, người nghèo và các đối tượng chính sách vẫn còn khó khăn.
- Di sản VH chưa có kế hoạch bảo tồn và phát triển, nhiều di tích trong tình trạng xuống cấp, một số di tích còn bị lấn chiếm.
- Tình hình bất ổn ở tuyến biên giới luôn tiềm ẩn về quốc phòng, an ninh, tệ nạn xã hội. Các biện pháp triển khai thực hiện có lúc chưa kiên quyết, duy trì thực hiện chưa thường xuyên; lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ còn mỏng, trang thiết bị chưa đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ; sự phối hợp giữa các ngành với lực lượng Công an trong thực hiện nhiệm vị bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội nhiều lúc, nhiều nơi còn hạn chế. Một số cấp ủy thiếu phối hợp chặt chẽ với ngành Công an và chưa quan tâm, đôn đốc việc triển khai thực hiện nhiệm vụ.
-Các s.fẩm chủ lực of tỉnh như lúa, gạo, cá, rau màu có sức cạnh tranh kém, chưa xd được thương hiệu KHCN chưa ứng dụng mạnh mẽ.
- Đời sống vật chất, tinh thần of nông dân & dân cư nông thôn được nâng lên, nhưng phần lớn cũng còn gặp nhiều khó khăn
- Đào tạo chưa gắn với giải quyết việc làm và ngành nghề of ĐP, thị trường lđ dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động. Nhận thức có trình độ cao chưa đáp ứng yêu cầu
- Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao of người dân, nhiều bệnh viện quá tải
- Ô nhiễm môi trường ngày càng tăng
* Giải pháp:
(1) Về kinh tế: Đẩy nhanh tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng chất lượng và nâng cao năng lực cạnh tranh. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa tiên tiến, quy mô lớn, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh.
- Tập trung th.hiện chươg trình tam nông; Đề án tổng thể tái cấu trúc ngành nông nghiệp; Thực hiện NQ 09 of Tỉnh ủy về ptriển N.nghiệp ứng dụng công nghệ cao of tỉnh AG đến năm 2020 & tầm nhìn 2030; Ptriển mạnh công nghiệp chế biến; Tổ chức lại sx NN; Khuyến khích fát triển DNTN.
- Tiếp tục thực hiện chương trình khuyến công, triển khai 1 số hoạt động hỗ trợ DN và cơ sở sx.
- Ưu tiên đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý và chế biến sau thu hoạch.
- Đa dạng hóa hình thức đầu tư, tạo điều kiện và huy động mạnh mẽ các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư và kinh doanh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đô thị.
- Đầu tư hạ tầng giao thông có trọng tâm, đồng bộ liên kết vùng miền, khu vực biên giới, vùng khó khăn và kết hợp xd nông thôn mới, đồng thời tạo điều kiện để thúc đẩy giao thương và phát triển du lịch.
(2) Về du lịch: Đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch với nhiều hình thức phong phú, đa dạng trên các phương tiện TTTT trong và ngoài nước.
- Tăng tỷ trọng đầu tư cho du lịch, huy động các nguồn lực, nhất là từ nguồn xã hội hóa. Xây dựng các sản phẩm du lịch có chất lượng, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ, có giá trị tăng cao, phát triển các dịch vụ khách sạn, nhà hàng ăn uống, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của du khách trong nước và quốc tế.
- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và hướng dẫn viên có đủ năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của tỉnh và hội nhập quốc tế.
(3) Về văn hóa, xã hội:
- Đổi mới mạnh mẽ giáo dục và đào tạo, tập trung nâng cao chất lượng; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập, đặc biệt là nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo quản lý và các ngành kinh tế mũi nhọn.
- Tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chú trọng đào tạo nghề cho người lao động đáp ứng các thị trường yêu cầu có tay nghề cao và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Thực hiện tốt các chính sách phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn nông thôn.
- Tập trung làm tốt công tác nâng cao dân trí, chăm sóc sức khỏe, giải quyết việc làm, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh trật tự , xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Giữ gìn và phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp.
(4) Về quản lý tài nguyên môi trường:  Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, hạn chế tác động của xâm nhập mặn do nước biển dâng cũng như khan hiếm nguồn nước ngọt do các đập thủy điện ở thượng nguồn. Tăng cường công tác quản lý đất đai theo đúng quy hoạch; kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án chậm phát triển, dự án sử dụng đất không đúng mục đích, kém hiệu quả.
(5) Về an ninh, quốc phòng: Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững chắc, củng cố quốc phòng - an ninh kết hợp với phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu vực phòng thủ. Tăng cường bảo đảm an ninh biên giới và xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác; Đẩy mạnh các hoạt động đấu tranh trấn áp tội phạm, đặc biệt tội phạm lứa tuổi thanh thiếu niên; chú trọng đến tình hình an ninh - trật tự xã hội vùng nông thôn. Đảm bảo an toàn giao thông,  phòng cháy, chữa cháy, đặc biệt là công tác phòng, chống buôn lậu, tệ nạn mại dâm, ma túy, tội phạm buôn bán người qua biên giới.
* Tóm lại: Để dẩy mạnh kinh tế - xã hội An Giang phát triển theo hướng hiện đại, bền vững thì các cấp lãnh đạo, cấp chính quyền của tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo, đầu tư phát triển các khu KT, các khu du lịch trọng điểm; kịp thời chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để nâng cao trình độ.Đẩy mạnh phát triển các ngành thương mại – du lịch và một số ngành truyền thống. Phát triển KT phải gắn với đảm bảo QP – AN, giữ vững ổn định biên giới, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng KT và phát triển VH – XH, thực hiện tiến bộ và công bằng XH, góp phần xây dựng tỉnh AG ngày càng phát triển tương xứng với vị thế là tỉnh trọng điểm trong vùng KT ĐBSCL./.

x

Không có nhận xét nào

Hình ảnh chủ đề của simonox. Được tạo bởi Blogger.