Đ/c nhận thức như thế nào về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, và cho biết bản thân đã học tập được gì từ tấm gương đạo đức đó của bản thân mình?


Câu 4: Đ/c nhận thức như thế nào về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, và cho biết bản thân đã học tập được gì từ tấm gương đạo đức đó của bản thân mình?
Chủ tịch Tôn Đức Thắng là chiến sĩ lớp đầu của phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta, là bạn chiến đấu thân thiết lâu năm của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Cuộc đời hoạt động cách mạng của chủ tịch Tôn Đức Thắng là một tấm gương sáng ngời về lòng trung thành, về tinh thấn tận tuỵ, anh dũng, bất khuất, về đức tính khiêm tốn, giản dị. Đảng bộ và nhân dân AG tự hào về sự nghiệp cách mạng  to lớn và đạo đức sáng ngời của Bác Tôn.
Cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Tôn với 92 tuổi đời 74 năm hoạt động cách mạng được đảng nhà nước ta giao giữ nhiều chức vụ quan trọng với cương vị là Chủ tịch nước Bác cống hiến cả cuộc đời mình cho độc lập tự do dân tộc cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa Bác là hình ảnh trong sáng của tinh thần cách mạng bất khuất, đạo đức, chí công vô tư khiêm tốn giản dị. Như Bác Hồ đã nói “đồng chí Tôn Đức Thắng là gương mẫu đạo đức cách mạng suốt đời cần, kiệm, liêm, chính, suốt đời hết lòng phục vụ nhân dân”.
Chủ tịch Tôn Đức Thắng là 1 biểu tượng sáng chói, 1 kiểu mẫu đạo đức CM tiêu biểu của người Cộng sản VN được thể hiện qua 7 chuẩn mực đạo đức cơ bản sau:
1. Suốt đời hy sinh, phấn đấu vì độc lập, tự do của tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân, vì thắng lợi của CNXH.
Lý tưởng trên được Bác theo đuổi và thực hiện trong suốt cả cuộc đời, dù trải qua nhiều khó khăn gian khổ nhưng Bác vẫn kiên định con đường độc lập dân tộc mà HCM đã chọn, điều này thể hiện ở chỗ:
- Cuối năm 1926, khi nhận chỉ thị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Tôn Đức Thắng nhanh chóng tán thành gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tán thành con đường cứu nước giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp công nhân, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
- Đồng thời, qua 17 năm bị bắt giam ở địa ngục trần gian Côn Đảo với nhiều cực hình dã man như: lao động khổ sai, bị nhốt vào hầm xay lúa, hầm tối, bị đánh đập tàn bạo, bỏ đói, bỏ khát,.. nhưng Bác vẫn giữ vững tinh thần cánh mạng kiên cường không gì lay chuyển được.
2. Bác Tôn là người thực hiện xuất sắc tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh.
Bác Tôn là người đi đầu và góp phần không nhỏ vào thắng lợi của công cuộc đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng của CT.HCM, điều này thể hiện ở một số hoạt động như:
- Năm 1919, Tôn Đức Thắng tham gia binh biến tại Hắc Hải nhằm phản đối sự xâm lược của nước ngoài để bảo vệ nền độc lập non trẻ của nước Nga Xô-viết. Năm 1920, trở về Sài Gòn, Tôn Đức Thắng cùng những người bạn thân thiết lập ra Công hội bí mật tại Sài Gòn - Chợ Lớn, nhằm đấu tranh bênh vực quyền lợi của công nhân, đấu tranh chống đế quốc tư bản.
- Cuối năm 1929, Tôn Đức Thắng bị thực dân Pháp bắt đưa về khám lớn Sài Gòn, sau đó đưa ra Côn Đảo. Tại đây, Tôn Đức Thắng đã thành lập chi bộ đặc biệt trong nhà tù và biến nơi đây thành trường học cách mạng.
3. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, mặc dù đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng, hay khi đã làm Chủ tịch nước nhưng Bác Tôn vẫn luôn thể hiện đức tính khiêm tốn, tiết kiệm, giản dị vốn có của mình, vẫn ăn những món ăn của quê nhà, mặc như những người bình thường, ham lao động trí óc và chân tay, không xa hoa, lãng phí.
- Là Chủ tịch nước nhưng Người vẫn tự tay mình làm những công việc cho bản thân để không làm phiền người khác và còn cả tự sửa xe đạp cho con cháu. Người vẫn mặc áo vá, bởi theo Người “Chủ tịch mặc áo nối thì dân mới có đủ cơm ăn”.
- Năm 1950, Bác Tôn sang Liên Xô nhận Giải thưởng Hòa Bình Quốc tế Lê Nin, nước bạn có đưa cho Bác 10.000 rúp để mua quà về cho gia đình, bè bạn. Các thành viên đi cùng mỗi người được 1.000 rúp ai cũng mua hết số tiền. Riêng Bác Tôn chỉ mua một cái cối xay tiêu đem về cho bác gái hết 7 rúp, còn 9.993 rúp Bác trả lại cho nước bạn.
- Không lợi dụng quyền lực để mưu lợi cá nhân, cụ thể trong thời kỳ làm chủ tịch nước, sau khi người bạn đời của Bác qua đời, Bác bảo 02 người con gái ra phố ở để khi sau này không còn làm việc nữa thì trả lại nhà cho chính phủ.
4. Tính tổ chức và tính nguyên tắc:
Đối với Bác, dù việc lớn hay việc nhỏ Bác luôn tuân thủ quyết định của tổ chức, của tập thể sau khi đã trình bày đủ ý kiến của mình. Khi được Đảng, Nhà nước phân công bất cứ nhiệm vụ gì, dù việc lớn hay việc nhỏ, Bác đều đều tuân thủ quyết định của tổ chức và phấn đấu không mệt mỏi vì sự nghiệp chung.
- Tính tổ chức thể hiện ở chỗ: Khi trở về đất liền sau 17 năm bị tù đài ở Côn Đảo, chưa thỏa lòng mong nhớ với vợ con và thăm bà con bạn bè, Bác lại đi qua Đồng Tháp Mười để dự hội nghị của xứ ủy vầ tiếp tục dẫn 02 người con ra Bắc theo sự điều động của trung ương.
- Tính nguyên tắc: Khi được phân công làm cố vấn UBND Nam Bộ, Bác đã từ chối vì sợ mình kg nắm rõ tình hình sau thời gian bị tù, nhưng được mọi người động viên và góp ý thì Bác vui vẻ nhận lời và cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
5. Lòng nhân ái, tính thủy chung:
Đây là những đức tính bẩm sinh của Bác. Tính thương người được bộc lộ từ thuở nhỏ và nâng dần lên cùng với nhận thức và bề dầy hoạt động thực tiễn như: Lòng thương người ruột thịt, bạn bè, thầy cô, những người bị bóc lột, nô  lệ…Ngoài việc dành những tình cảm cao quý cho đồng bào, người thân có khi Bác còn dành đồng lương ít ỏi của mình cho bạn hữu nghèo thiếu thốn.
Lòng thủy chung của Bác còn thể hiện qua câu chuyện: Năm 1930 Bác Tôn bị đày ra Côn Đảo với án tù 20 năm khổ sai. Ở đây Bác viết thư gởi vợ khuyên vợ đi lấy chồng khác. Ít lâu sau Bác nhận được thư của vợ. Thư rằng: “Anh Tôn Đức Thắng thân mến, xin báo để anh biết tôi đã đi lấy chồng, chồng tôi là Tôn Đức Thắng người Long Xuyên. Chúng tôi  ăn ở với nhau đã có 3 mụn con (1 trai 2 gái), đứa con trai chẳng may sớm qua đời. Tôi sẽ trọn đời sống cùng chồng tôi mặc dù anh ấy đang phải tù đày nơi hải đảo xa xôi”.
6. Tính khiêm tốn, giản dị:
Đây là phong cách của người công nhân, giản dị, chân thành, dễ gần gũi và hòa nhập với mọi người. đức tính này đã trở thành nếp sống, thể hiện ra trong tất cả các mối quan hệ, hoạt động giao tiếp và ứng xử hàng ngày của Bác.
- Mặc dù là lãnh đạo nhưng Bác vẫn ăn những món ăn giản dị như “Canh chua, cá kho”., mặc như những người bình thường. đi lại chủ yếu bằng xe đạp.
- Khi nhắc đến sự kiện kéo cờ trên biển Hắc Hải, đây là sự kiện mang ý nghĩa lịch sử nhưng Bác khiêm tốn trả lời: Bất cứ người VN yêu nước nào, nhất là công nhân, được tham gia vào giờ phúc lịch sử ở Biển Đen không thể hành động khác tôi”.
Chủ tịch ăn mặc rất giản dị. Có lần, các đồng chí miền Nam đến thăm thấy Chủ tịch mặc chiếc áo ấm cũ có nối thêm một đoạn cho khỏi ngắn, đã cảm động hỏi: Bác ơi, làm Chủ tịch nước sao Bác mặc áo nối thế này? Chủ tịch vui vẻ trả lời: Chủ tịch nước mặc áo nối thì dân mới có đủ cơm ăn. Thật hồn hậu, giản dị biết bao.
7. TÌnh cảm quốc tế trong sáng, cao cả:
Là chiến sĩ cách mạng dân tộc và chiến sĩ cách mạng thế giới, CT. TĐT đã có những cống hiến lớn lao trong việc xây dựng khối đại đoàn kết quốc tê, giữ gìn và cũng cố hòa bình thế giới. Bác là người VN đầu tiên được giải thưởng Hòa bình quốc tế Lênin, xứng đáng là một chiến sĩ xuất sắc của phong trào hòa bình thế giới.
Là người cống hiến không mệt mỏi cho sự nghiệp xây dựng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Chủ tịch Tôn Đức Thắng đồng thời là người góp phần tích cực vào việc thực hiện tình đoàn kết gắn bó giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước. Do những cống hiến đối với phong trào cách mạng thế giới, Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã được bầu là Chủ tịch Ủy ban bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam, Ủy viên Hội đồng hòa bình thế giới và được trao tặng Giải thưởng Lê-nin "Vì hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc", cùng nhiều huân chương cao quý nhất của các nước anh em.
* Liên hệ:
Trong quá trình công tác, cũng như trong cuộc sống hàng ngày của tôi. Tôi học ở Bác Tôn những đức tính cao đẹp để tôi ngày càng hoàn thiện bản thân mình, đối với gia đình tôi là người phụ nữ chăm sóc gia đình, là người con hiếu thảo, thân thiện với bà con, xóm làng. Đối với công việc tại đơn vị tôi đang công tác, tôi cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Bác là tượng trưng cho khối đoàn kết giai cấp, đảng phái, dân tộc, tôn giáo, Bắc-Nam. Bác Tôn mang trong mình dũng khí yêu nước anh hùng bất khuất của nông dân VN, tinh thần CM sáng tạo của công nhân, trí thức VN, tinh thần yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, quí độc lập, trọng chính nghĩa, yêu hoà bình của cả dân tộc VN.
Noi gương Bác Tôn chúng ta nguyện ra sức phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, nêu cao truyền thống và lòng tự hào của dân tộc, lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, tiến lên dân giàu, nước mạnh xh công bằng, văn minh làm điểm tương đồng.
Học tập và noi theo gương của Bác Hồ và Bác tôn. Trong tình hình hiện nay chúng ta cần phải quán triệt và làm chuyên hơn thật sự trong xã hội tinh thần cần kiệm. Hiện nay, đất nước ta còn nghèo nhưng lại lãng phí. Đó là lãng phí về sức người, lãng phí cả về sức lực lẫn trí lực, chất xám; lãng phí công quỹ, lãng phí ở trong tiêu dùng, tâm lý tiêu dùng không đúng đang lan tràn phổ biến trong xh. Đây là vấn đề nhức nhối nhất hiện nay.
Lãng phí, tham ô, không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề đạo đức rồi trở thành vấn đề chính trị. Lãng phí sức người, lãng phí của công, lãng phí trong tiêu dùng, nói tóm lại đó là tiêu dùng một cách phí phạm sức người, sức của, trí tuệ của nhân dân. Nếu tiềm năng này được huy động không phí phạm, được sử dụng một cách tiết kiệm thì không những tiềm năng kinh tế của xh tăng lên mà tiềm năng và đạo đức về tinh thần trong xh cũng được khơi dậy, lòng tin của nhân dân cũng được tăng lên.
Muốn CNH mà tiêu dùng lãng phí, lại tham ô, tham nhũng thế thì còn đâu tiền của công sức của CNH,HĐH. Nếu CNH chỉ dựa vào vốn nước ngoài thì khó có thể thậm chí không thể giữ vững được độc lập tự chủ về kinh tế, chính trị. Cho nên, nhất thiết chúng ta phải cần kiệm, phải quán triệt tư tưởng này đến từng người dân, đến từng gia đình, từng cơ sở, từng địa phương trước hết là người lãnh đạo, những người quản lý. Phải phát động phong trào rộng, mang thực hiện khẩu hiệu “Người người cần kiệm, nhà nhà cần kiệm; cần kiệm trong sản xuất, cần kiệm trong tiêu dùng tất cả để CNH,HĐH đất nước”.
Là một công chức Nhà nước, trong quá trình công tác, tôi luôn có ý thức trong việc tiết kiệm tài sản của đơn vị chẳng hạn: sử dụng văn phòng phẩm được cấp phục vụ cho công việc phải hết sức tiết kiệm, không lãng phí, tiết kiệm điện, nước, sử dụng khi cần thiết. Bên cạnh, cần phải có sự phân phối công việc một cách khoa học để đỡ mất nhiều thời gian, công sức làm việc mà vẫn hoàn thành tốt công việc được giao, mang lại hiệu quả cao trong công việc. Thời gian, công sức tiết kiệm được, chúng ta có thể tìm hiểu những cái mới để phục vụ cho những công việc kế tiếp. Nói cách khác, tiết kiệm tài sản của đơn vị, cơ quan nơi công tác nói riêng, NN nói chung, vì tài sản cơ quan đó chính là nguồn ngân sách quốc gia do nhân dân đóng góp. Tiết kiệm chính là yêu nước, thương dân.
Noi theo tấm gương của Bác. Tôi cũng có một cuộc sống  bình dị, khiêm tốn. Tôi chi tiêu cho cuộc sống hằng ngày của tôi tuỳ theo thu nhập chân chính mà mình hiện có, không xa hoa, hoang phí. Chăm chỉ lao động, tiêu xài tiết kiệm để tăng thêm thu nhập, ổn định được cuộc sống và chăm lo được cho gia đình.
Đức tính cần cù: Siêng năng trong công việc, không né tránh những việc nặng nhọc, là một đảng viên, tôi luôn có ý thức làm gương, tiên phong đi đầu khi nhận nhiệm vụ được giao. Có ý thức học tập, trao dồi chuyên môn, nghiệp vụ, bên cạnh học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị nhằm đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ của đơn vị trong tình hình mới.
Liêm: phải trong sạch, không vụ lợi, hạch xách hòng để mưu đồ lợi ích cá nhân, đánh mất tư cách người cán bộ ảnh hưởng đến uy tín cá nhân, đơn vị và của ngành.
Chính: là một công chức Nhà nước, tôi luôn tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để ngày càng hoàn thiện bản thân .Nghiêm túc chấp hành nội quy, quy chế của đơn vị. Là một đảng viên, không vi phạm 19 điều đảng viên không được làm. Tiếp thu, lắng nghe,tôn trọng ý kiến của đồng chí, đồng nghiệp. Làm tốt công tác phê bình và tự phê bình trên tinh thần xây dựng đóng góp ý kiến cho đồng nghiệp một cách chân thành.
Tuy nhiên, còn ngại va chạm, nên tôi đôi lúc còn tránh né không dám góp ý nhiều cho đồng nghiệp của mình nhất là góp ý trong công tác chuyên môn. Nếu suy nghĩ như tôi, ngại va chạm, mà không chịu xây dựng, góp ý thẳng thắn, điều này mà diễn ra lâu ngày sẽ dấn đến tình trạng, những việc làm chưa đúng, thời gian chậm trễ, mà không ai lên tiếng góp ý, điều chỉnh chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả công việc của phòng. Do đó, tôi cần phải thường xuyên trao đổi, học hỏi, tiếp xúc với đồng nghiệp để mọi người thông hiểu nhau hơn thì mọi việc sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng, hiệu quả, tình cảm đồng nghiệp cũng ngày càng bền vững, tạo nên sự thống nhất cao, đoàn kết nội bộ.
Như vậy, là một công chức Nhà nước trong quá trình công tác, tôi luôn phải rèn luyện tu dưỡng đạo đức , noi theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, Bác Tôn. Bên cạnh, phải ra sức học tập chuyên môn, học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao tại đơn vị, đồng thời cũng là góp một ít công sức vào việc xây dựng đất nước, phục vụ nhân dân.
Tóm lại, Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng cao cả của Chủ tịch Tôn Đức Thắng là những bài học sâu sắc đối với các thế hệ cách mạng, đặc biệt là tấm gương về phẩm chất đạo đức, cần, kiệm, liêm, chính, suốt đời phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân mãi mãi sáng ngời. Ngày nay, trước những đòi hỏi của cuộc sống mới, tấm gương đạo đức cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng càng có ý nghĩa để mỗi cán bộ, đảng viên tích cực học tập, rèn luyện, noi theo để phấn đấu góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.






Không có nhận xét nào

Hình ảnh chủ đề của simonox. Được tạo bởi Blogger.